Thời điểm xác lập quan hệ cầm giữ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 347 BLDS năm 2015, cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong trường hợp có nhiều nghĩa vụ gắn với hợp đồng song vụ, thì chỉ cần một trong các nghĩa vụ ấy đến hạn và không được thực hiện hoặc không được thực hiện đúng, thì quan hệ cầm giữ phát sinh. Luật không phân biệt nghĩa vụ đến hạn là nghĩa vụ chính hay nghĩa vụ phụ.
Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ: Việc xử lý tài sản cầm giữ được thực hiện theo thủ tục chung và một khi chấp nhận giao tài sản cho người có chức năng xử lý (như cơ quan thi hành án,..), thì bên cầm giữ cũng không còn “vũ khí” nào đặc biệt để bảo vệ quyền của mình.
Quyền quan trọng nhất của bên cầm giữ là quyền giữ tài sản để gây áp lực đối với bên có nghĩa vụ: muốn nhận lại tài sản, thì bên có nghĩa vụ chỉ có mỗi cách là thực hiện nghĩa vụ đối với bên cầm giữ. Bằng cách gây áp lực như thế, bên cầm giữ suy cho cùng còn có lợi thế hơn cả chủ nợ có bảo đảm bằng thế chấp, cầm cố tài sản.
Bên cầm giữ được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu bên có nghĩa vụ đồng ý (khoản 3 Điều 348 BLDS năm 2015). Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ (Điều 348 BLDS năm 2015).
Đổi lại với các quyền được thừa nhận cho mình, bên cầm giữ có các nghĩa vụ được quy định tại Điều 349 BLDS năm 2015, tương tự như các nghĩa vụ của bên nhận giữ tài sản theo hợp đồng gửi giữ.
Điều 347 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định Xác lập cầm giữ tài sản
Phân tích:
BLDS quy định thời điểm phát sinh quyền cầm giữ là thời điểm bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ. Việc xác định thời điểm bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ phải căn cứ vào các thỏa thuận của các bên trong hợp đồng về thời điểm thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm thực hiện quyền và nghĩa vụ chính là thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực.
Theo quy định trong BLDS, tài sản bị cầm giữ không nhất thiết phải thuộc sở hữu có thể là chủ sở hữu hoặc chủ thể khác có liên quan đến tài sản cầm giữ, ví dụ như người nhận thế chấp tài sản cầm giữ
Khi quyền cầm giữ có hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên cầm giữ tài sản có các quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 297 và khoản 1 Điều 308 BLDS.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, dù bạn trả trước một khoản tiền thì vẫn được coi là thực hiện không đúng nghĩa vụ, bên cửa hàng có quyền xác lập giữa xe ô tô kể từ thời điểm yêu cầu bạn thanh toán.