Một số dự án sản xuất khi muốn đi vào hoạt động thì bắt buộc phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường và đăng ký bản kế hoạch này tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy quy định nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường những gì? Hồ sơ đăng ký bảo vệ môi trường cần những giấy tờ gì? Theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
1. Quy định nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường
Quy định nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm 2 phần như sau:
Nội dung bài viết:
Phần thuyết minh được quy định nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường phải có đầy đủ các nội dung như sau:
Phần thiết kế được quy định nôi dung kế hoạch bảo vệ môi trường sẽ gồm:
Đối với dự án, phương án mở rộng quy mô, nâng công suất của cơ sở đang hoạt động, nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường phải có nội dung:
Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được chủ dự án, cơ sở gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, gồm:
STT | Hồ sơ | Số lượng |
1. | Văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở theo Mẫu số 01 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP | 01 bản |
2. | Kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm theo bản điện tử) của dự án, cơ sở theo Mẫu số 02 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP | 03 bản |
3. | Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án, cơ sở (kèm theo bản điện tử). | 01 bản |
Bước 1: Chủ dự án tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, Sở tài nguyên môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo Mẫu số 03 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Bước 3: Trường hợp, cơ quan có thẩm quyền chưa xác nhận thì phải có thông báo bằng một văn bản và nêu rõ lý do (trong đó nêu rõ tất cả các nội dung cần phải bổ sung, hoàn thiện một lần) theo Mẫu số 04 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Bước 4: Chủ dự án thực hiện sửa đổi bổ sung theo yêu cầu tại Bước 3 và nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 5: Cơ quan nhà nước sau khi nhận đủ hồ sơ bổ sung sẽ xem xét và xác nhận hoặc không xác nhận bản đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án.