Nội dung bài viết:
Mặt hàng Camera hành trình sử dụng cho ô tô thuộc diện bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy theo Điều 1 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 15/2018/TT-BTTTT và cơ quan quản lý nhà nước về chứng nhận và công bố hợp quy là Cục Viễn thông theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định bắt buộc tất cả các xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách và các xe vận tải hàng hóa bằng xe container, xe đầu kéo đều phải lắp đặt camera hành trình theo dõi suốt quá trình xe tham gia giao thông.
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, bao gồm:
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy (theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP) thì người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC;
Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.
Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
+ Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài;
+ Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Nếu nhập khẩu một lần: 01 bản chính;
+ Nếu nhập khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi nhập khẩu lần đầu.
+ Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;
Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành khai và đăng ký khai hải quan tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến.
Người khai hải quan khi làm thủ tục hải quan, có trách nhiệm:
+ Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định;
+ Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
Bước 2: Cơ quan hải quan kiểm tra tờ khai hải quan
Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm:
+ Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;
+ Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải; Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Bước 3: Chấp thuận nhận thông tin khai Tờ khai hải quan và quyết định thông quan hàng hóa
Cơ quan hải quan kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên cổng thông tin một cửa quốc gia quyết định việc thông quan hàng hóa hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa để quyết định thông quan.
ACC Group là công ty chuyên cung cấp Thủ tục nhập khẩu camera (Điều kiện và thủ tục 2020). Trình tự ACC thực hiện như sau:
Trên đây là một số thông tin về Thủ tục nhập khẩu camera (Điều kiện và thủ tục 2020). Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.