Nội dung bài viết:
Quyền của bên cầm giữ
Quyền của bên cầm giữ được pháp luật quy định tại điều 348 BLDS 2015, cụ thể như sau:
– Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.
– Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ.
– Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.
Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.
Khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ, bên có quyền được cầm giữ tài sản theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc cầm giữ tài sản có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên có nghĩa vụ hoặc của người thứ ba. Do đó, bên cầm giữ tài sản cũng phải tuân thủ các nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này và các luật khác có liên quan.
Nghĩa vụ của bên cầm giữ tài sản theo quy định của pháp luật
Căn cứ quy định tại Điều này, nghĩa vụ của bên cầm giữ được thể hiện dưới hai dạng:
+ (i) nghĩa vụ của bên cầm giữ được thể hiện dưới dạng một hành vi phải thực hiện, đó là các nghĩa vụ được quy định tại khoản 1, 4 và 5 Điều này;
+ (ii) nghĩa vụ của bên cầm giữ được thể hiện dưới dạng một hành vi không được phép thực hiện theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này. Bất cứ sự vi phạm nghĩa vụ nào của bên cầm giữ tài sản cũng có thể gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba, và bên cầm giữ sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự tùy theo mức độ của sự vi phạm. Ngoài ra, xét về bản chất thì nghĩa vụ được quy định tại khoản 5 Điều này là trách nhiệm dân sự của bên cầm giữ tài sản chứ không đơn thuần là nghĩa vụ.
Như vậy, trong trường hợp của anh, anh phải: giữ gìn bảo quản chiếc xe đó; không được thay đổi tình trạng của chiếc xe; không được chuyển giao, sử dụng xe nếu anh B không đồng ý; giao lại tài sản khi anh B thực hiện xong nghĩa vụ và phải bồi thường nếu làm hư hỏng, mất mát.
Xác lập cầm giữ tài sản
Cầm giữ tài sản được xác lập trong trường hợp:
– Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
– Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản.
Chấm dứt cầm giữ
Cầm giữ tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
– Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế;
– Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ;
– Nghĩa vụ đã được thực hiện xong;
– Tài sản cầm giữ không còn;
– Theo thỏa thuận của các bên.