Bạn đang muốn mua xe hoặc bán xe nhưng đang phân vân có thể mua bán thông qua việc ủy quyền hay phải làm hợp đồng mua bán. Hãy cùng ACC tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây về sự khác nhau giữa mua bán và ủy quyền, luật uỷ quyền mua bán xe nhé!
Nội dung bài viết:
Về bản chất, hoạt động mua bán là sự chuyển giao quyền sở hữu từ người này sang người khác. Với hợp đồng mua bán xe thì pháp luật quy định là hợp đồng mua bán tài sản, đó là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Còn ủy quyền theo luật uỷ quyền mua bán xe là việc thỏa thuận thực hiện một công việc cụ thể, đối tượng của ủy quyền chính là một hoặc các công việc nhất định. Hợp đồng ủy quyền được hiểu cụ thể là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Như vậy, về bản chất hợp đồng ủy quyền theo luật uỷ quyền mua bán xe và hợp đồng mua bán là hoàn toàn khác nhau. Hợp đồng mua bán với đối tượng là tài sản được thiết lập khi bên bán muốn chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua, theo đó bên bán giao tài sản và bên mua trả tiền cho bên bán.
Còn hợp đồng ủy quyền là việc hai bên thỏa thuận với nhau về việc bên được ủy quyền thực hiện một công việc nhân danh bên ủy quyền và chịu trách nhiệm với phạm vi ủy quyền.
Việc các bạn sử dụng hợp đồng ủy quyền có thể sẽ phát sinh những rủi ro khi hai bên mua, bán mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giao nhận tiền, tài sản, cũng như phát sinh những bất lợi cho bạn khi thực hiện các giao dịch khác liên quan đến chiếc xe đó.
Chỉ với hợp đồng ủy quyền thì các bạn không thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên cho chiếc xe. Bởi lẽ hợp đồng mua bán mới là chứng từ chuyển quyền sở hữu xe mà cơ quan nhà nước yêu cầu trong hồ sơ đăng ký sang tên.
Như vậy, việc mua bán xe thì nên lập hợp đồng mua bán xe mới phù hợp với quy định của pháp luật, không nên dung ủy quyền dù cho đó là hợp đồng ủy quyền sử dụng không thời hạn (toàn quyền được mua, bán, cho, tặng…).
Thứ nhất, việc ủy quyền theo luật uỷ quyền mua bán xe chỉ có hiệu lực trong thời gian được ghi trong hợp đồng.
Các bạn sẽ không được làm thủ tục sang tên đổi chủ chiếc xe về tên mình. Trong trường hợp làm thủ tục sẽ tốn nhiều bước hơn so với hợp đồng mua đứt bán đoạn.
Thứ hai, chiếc xe của bạn vẫn đứng tên chủ cũ, nghĩa là không phải “xe chính chủ”.
Thứ ba, nếu không để ý mà các bạn làm hợp đồng ủy quyền thời gian ngắn (1-2 năm gì đó), hết thời gian này mà các bạn không thể liên lạc được bên kia để gia hạn hợp đồng thì mặc nhiên hợp đồng hết hiệu lực. Chiếc xe trở về lại là tài sản của bên bán cho các bạn, mà bạn không liên lạc được thì cũng không bán được xe cho một người khác nữa.
Trên đây là những nội dung liên quan đến bài viết về phân biệt mua bán và ủy quyền, luật uỷ quyền mua bán xe, hy vọng đã mang lại những thông tin hữu ích đến cho các bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline để được tư vấn miễn phí nhé.