Nội dung bài viết:
Theo quy định của Điều 312 Luật Thương mại 2005 để được áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng, cần đáp ứng được những điều kiện nhất định. Cụ thể như sau:
Trường hợp này, các bên đã có thỏa thuận cụ thể các trường hợp một bên được hủy bỏ hợp đồng khi bên kia vi phạm. Chẳng hạn như: “Bên bán có quyền hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp bên mua không thanh toán” “bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng khi bên bán không giao hàng đúng thời hạn trong hợp đồng”
Nếu xảy ra các trường hợp mà hai bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng thì bên bị vi phạm đương nhiên có quyền hủy bỏ hợp đồng.
Vi phạm cơ bản chính là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Mục đích của hợp đồng chính là những quyền lợi, lợi ích mà các bên mong muốn có được từ việc giao kết hợp đồng. Chẳng hạn như đối với bên bán thì mục đích của việc giao kết hợp đồng thường là bán được hàng hóa và nhận thanh toán. Đối với bên mua thì thường mục đích giao kết hợp đồng thường là để mua được hàng hóa đúng chất lượng, số lượng, quy cách mẫu mã như thỏa thuận.
Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp khi xảy ra hành vi vi phạm là được thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng hoặc xảy ra hành vi vi phạm nghĩa vụ cơ bản thì đều là điều kiện hủy bỏ hợp đồng. Nếu thuộc trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng thì bên bị vi phạm không được hủy hợp đồng. Các trường hợp được miễn trách nhiệm trong hợp đồng:
Theo như bạn trình bày thì bên vay tiền chậm thực hiện nghĩa vụ và bạn muốn hủy bỏ hợp đồng, do đó chúng ta sẽ căn cứ vào quy định tại Điều 424 Bộ luật Dân sự 2015 về Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ như sau:
Việc hủy bỏ hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp hủy bỏ hợp đồng được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 423 BLDS. Cơ sở của sự hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này là sự vi phạm về thời hạn của một bên, nhưng sự vi phạm này không nghiêm trọng đến mức một bên không thể đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, cần hiểu rằng, việc không thực hiện đúng nghĩa vụ trong khoản 1 Điều này hoàn toàn do ý thức chủ quan của bên có nghĩa vụ mà không do sự kiện bất khả kháng hồặc do lỗi của bên có quyền.
Nếu do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của bên có quyền thì bên có quyền không được hủy bỏ hợp đồng, bởi vì đây là các căn cứ loại trừ trách nhiệm củà bên vi phạm. Trong trường hợp này, ngay cả khi có thể hủy bỏ hợp đồng thì bên bị vi phạm vẫn có quyền lựa chọn việc hủy bỏ hay không hủy bỏ hợp đồng. Nếu hợp đồng không bị hủy bỏ, bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định trong Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Như vậy, trong trường hợp của bạn nếu việc chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay không do sự kiện bất khả kháng, không do lỗi của bạn gây ra thì bạn có quyền hủy bỏ hợp đồng dù vi phạm đó chưa nghiêm trọng đến mức làm cho mục đích giao kết hợp đồng không đạt được. Khi hủy bỏ thì bạn phải thông báo cho bên vay được biết