Nội dung bài viết:
Ngày 8/6/2016 tôi có một người thân bị xử phạt hành chính 1 triệu 500 ngàn về việc trộm cắp tài sản (giá trị tài sản 80 ngàn vnđ ), chưa từng có tiền án tiền sự. Nay tôi có vài câu hỏi muốn hỏi như sau:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về lĩnh vực pháp luật hình sự. Chúng tôi xin trả lời như sau:
Tiền án là từ dùng để chỉ người đã bị kết án và thi hành hình phạt nhưng chưa được xóa án tích.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012: “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt VPHC mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt VPHC”.
Vì vậy, nếu anh đã chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính (nộp 1 triệu 500 ngàn ) hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt VPHC mà không tái phạm thì được coi là trường hợp không có tiền án và ngược lại. Nếu bạn bị ghi tiền án thì chỉ cần 1 năm sau khi bạn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì bạn đã được xóa tiền sự và được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật Lý Lịch tư pháp 2009 về nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (được cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức) thì:
“a) Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;
b) Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;
c) Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.
Như vậy, theo như điều luật trên, trong thời gian chưa được xóa tiền án, thì khi đi làm lý lịch tư pháp, bạn vẫn bị ghi là có án tích.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi. Trân trọng